Theo các chuyên gia, nền kinh tế toàn cầu đang tiến gần hơn tới suy thoái, giữa bối cảnh các nhà kinh tế tham gia cuộc thăm dò ý kiến của hãng tin Reuters một lần nữa cắt giảm dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế chủ chốt, trong khi các ngân hàng trung ương lớn tiếp tục tăng lãi suất để đẩy lùi đà tăng cao của lạm phát. Trong bối cảnh trên, việc dành thời gian trau dồi kiến thức chuyên môn, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm điện, nước là điều cần thiết đối với mỗi cá nhân, tập thể.
Nền kinh tế toàn cầu đang tiến gần hơn đến suy thoái
Michael Every, chiến lược gia toàn cầu tại ngân hàng Rabobank, cho biết “nguy cơ suy thoái toàn cầu” là những gì mọi người đang quan ngại và đã trở thành xu hướng chủ đạo trong các dự báo.
Theo ông Every, tỷ lệ thất nghiệp cũng là một vấn đề, bởi vì nó như một chỉ báo “trì trệ,” và nếu tỷ lệ này càng duy trì lâu, các ngân hàng trung ương sẽ càng cảm thấy cần tiếp tục tăng lãi suất.”
Trong khi đó, thị trường trái phiếu và cổ phiếu toàn cầu đang gặp khó khăn, còn đồng USD đang ở mức cao nhất trong nhiều thập kỷ trên thị trường ngoại hối do kỳ vọng tăng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
Tăng trưởng toàn cầu được dự báo sẽ chậm lại mức 2,3% vào năm 2023, từ mức dự báo trước đó là 2,9%, trước khi phục hồi lên 3% vào năm 2024.

Đa số các nhà kinh tế cho rằng cuộc khủng hoảng giá sinh hoạt ở các nền kinh tế lớn sẽ tồi tệ hơn trong sáu tháng tới, chỉ có số ít những người còn lại dự kiến tình hình sẽ được cải thiện.
Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, được dự báo sẽ tăng trưởng 3,2% vào năm 2022, thấp hơn nhiều so với mục tiêu khoảng 5,5% và cũng thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng trước đại dịch.
Nền kinh tế Ấn Độ cũng được dự báo sẽ tăng trưởng dưới mức mục tiêu trong hai năm tới với mức trung bình 6,9% trong năm tài chính 2022-23 (kết thúc ngày 31/3/2023) và 6,1% trong năm tài khóa tới.
Nền kinh tế khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) dự kiến sẽ tăng trưởng 3% trong năm nay, nhưng đi ngang vào năm 2023, trước khi tăng trưởng 1,5% vào năm 2024.
Một số giải pháp ứng phó thực tiễn
Cần tập trung đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, đẩy nhanh triển khai thực hiện các giải pháp trong chương trình phục hồi và phát triển kinh tế bởi đây là một trong những động lực tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2022 và năm 2023.
Đối với chính sách tiền tệ, việc thực hiện cần thận trọng, chủ động, linh hoạt và hướng đến đảm bảo ổn định lãi suất để hỗ trợ cho nền kinh tế và ổn định tỷ giá. Đối với chính sách tài khóa, cần ưu tiên và mở rộng theo hướng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm; các chính sách thuế, cần được rà soát để hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp, phục hồi sản xuất kinh doanh và tăng trưởng kinh tế.

Đối với mỗi cá nhân, cần nâng cao ý thức về chủ trương tiết kiệm nhiên liệu, tiết kiệm điện, nước cùng các nguồn tài nguyên khác. Duy trì công việc hiện tại, cống hiến và phát huy khả năng cá nhân cũng như sử dụng thời gian một cách hiệu quả, học tập, tích lũy để vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế trong thời gian tới
Bên cạnh đó, đối với VNGroup nói riêng cần nâng cao năng lực kinh doanh và tập trung vào định hướng phát triển bền vững. Mục tiêu này sẽ giúp VNGroup đứng vững trên thị trường các lĩnh vực hoạt động. Hy vọng rằng anh chị em VNGroupers sẽ cùng nhau giữ vững tinh thần đoàn kết tập thể, ra sức thi đua lao động, đặc biệt dịp cuối năm để gặt hái thành tích tốt nhất, khởi tạo nguồn động lực cho năm 2023, đưa VNGroup ra biển lớn.
Đây chính là những giải pháp mà chúng ta hoàn toàn có thể làm được để đạt được những thành quả tốt hơn trong năm 2022 và 2023.
1 Comment