Lateral Thinking là gì? Cách rèn luyện phương pháp Lateral Thinking để sáng tạo hơn

Một trong những phương pháp tư duy sẽ giúp bạn trở nên nhạy bén hơn để giải quyết các vấn đề trong xã hội và đời sống một cách sáng tạo, phương pháp  đó chính là Lateral Thinking. Nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu được Lateral Thinking là gì? Khi nào thì nên áp dụng và làm sao để rèn luyện kỹ năng Lateral Thinking? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này giúp bạn.

Lateral Thinking là gì?

Lateral Thinking – Tư duy ngoại biên (hay còn có tên là Tư duy đường vòng), là phương pháp giải quyết vấn đề thông qua cách tiếp cận gián tiếp bằng nhiều con đường khác nhau so với chỉ một cách tiếp cận duy nhất từ tư duy logic. Phương pháp tư duy này được sử dụng để chuyển đổi một ý tưởng đã có thành những ý tưởng mới sáng tạo hơn.

Ý tưởng mới luôn là món ăn tinh thần được tìm kiếm hằng ngày để phục vụ trong nhiều môi trường cũng như lĩnh vực khác nhau hiện nay. Vậy ý tưởng mới sẽ xuất hiện khi nào? Câu trả lời là khi chúng ta dám thách thức chính giả thuyết được đặt ra ban đầu. Chúng ta phải “xào nấu” giả thuyết đã được công nhận rộng rãi thành nhiều ý tưởng mới khác nhau, hấp dẫn sự sáng tạo hơn.

Quá trình suy nghĩ, tìm kiếm ý tưởng mới trong khoảng thời gian bận rộn để giải quyết các vấn đề cần thiết rất khó khăn. Bạn sẽ rất khó tập trung để tìm ra câu trả lời khi chỉ dựa trên những lập luận cứng nhắc. Thay vì bám sát những giả thuyết cụ thể đã cho, bạn cần đào sâu hơn nữa từ việc sử dụng tư duy ngoại biên – Lateral Thinking để đánh bật lên được mấu chốt của vấn đề khi suy nghĩ rộng hơn và không bị gò bó trong bất kỳ khuôn khổ nào mà giả thuyết đặt ra.

Thuật ngữ “Lateral Thinking” lần đầu được tạo ra bởi nhà tâm lý học Edward de Bono. Ông là một tác giả nổi tiếng thế giới, là triết gia cũng như chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tư duy sáng tạo. Ông trực tiếp giảng dạy phương pháp tư duy của mình cho các sinh viên đầu ngành để biến nó thành một kỹ năng không thể thiếu trong môi trường công nghiệp hiện đại.

Nguồn cảm hứng hình thành nên Lateral Thinking

Những thuật ngữ về tư duy luôn gây cảm giác mơ hồ cho người đọc để có thể mường tượng và hiểu rõ về vấn đề này. Dưới đây là mẫu câu chuyện kinh điển được chính tác giả Edward trích dẫn về nguồn cảm hứng của mình về thuật ngữ này. Hãy đọc qua để có cái nhìn chính xác nhất về Lateral Thinking nhé các bạn:

“Sự phán xét của vua Solomon (The judgment of Solomon) là một câu chuyện nằm trong Kinh thánh của người Do thái, kể về cách xử án của vị vua Do thái Solomon trong vụ tranh chấp con từ hai bà mẹ. Hai người phụ nữ đều nhận đứa bé là con mình, tất nhiên trong hai người sẽ có một người mạo danh. Để giải quyết vấn đề, vua Solomon đã yêu cầu cưa đôi đứa trẻ, mỗi người nhận một nữa. Bà mẹ thật khi nghe phán quyết như vậy đã chấp nhận nhường đứa con cho kẻ giả mạo kia để bảo vệ tính mạng con mình. Qua đó, vị vua Solomon đã giải quyết tranh chấp một cách rất thông minh thông qua phản ứng của họ khi nghe phán quyết.”

Sử dụng phương pháp tư duy ngoại biên trong trường hợp nào?

Giải quyết vấn đề

Lối tư duy rộng hơn của Lateral Thinking tìm kiếm nhiều cách khác nhau khi xác định và giải quyết vấn đề. Song song đó, bạn còn rèn luyện cho trí não của mình trở nên sáng suốt hơn hay tìm ra những giải pháp sáng tạo hơn cho vấn đề của mình.

Mở ra những giải pháp mới

Với cách tư duy ngoại biên, những giải pháp mới đột nhiên xuất hiện trong quá trình suy nghĩ của bạn. Từ đó, bạn có thể lựa chọn những giải pháp tối ưu nhất để cải thiện bản thân hay công việc, giúp hoàn thiện bản thân một cách đột phá.

Tạo ra những phát minh và sáng kiến mới

Mọi nhà phát minh và người sáng tạo (nội dung, sản phẩm,…) rất khát khao sức sáng tạo trong quá trình tạo ra những sản phẩm mới, phá cách hơn mà chưa có đối thủ cạnh tranh nào sở hữu. Lateral Thinking tạo lập những lối đi khác biệt giúp nhà phát minh cũng như người sáng tạo cải tiến sản phẩm của mình một cách tối đa nhất. 

Những nghề nghiệp nên sử dụng Lateral Thinking

Chắc chắn một điều bây giờ trong đầu bạn đang hiện lên những câu hỏi như: Ứng dụng phương pháp tư duy này vào những ngành nghề nào? Hiệu quả đem lại của phương pháp với từng ngành nghề ra làm sao? Để giải đáp những khúc mắc trên, WEONE đưa ra những gợi ý về ngành nghề sử dụng Lateral Thinking phổ biến nhất:

Marketing

Marketing là môi trường năng động, cần đến sự tư duy sáng tạo từng ngày từng giờ để đạt được hiệu quả cao trong việc quảng bá sản phẩm và dịch vụ hoặc xây dựng chiến dịch truyền thông mới đạt kết quả cao hơn, giúp khách hàng hiểu hơn về sản phẩm. Từ đó tìm kiếm nhiều hơn lượng khách hàng tiềm năng. Hiểu được khách hàng tiềm năng sẽ có những bước đi hợp lý để tạo ra xu hướng mới cho sản phẩm, đạt được sự hài lòng cao nhất từ khách hàng.

Quảng cáo

Quảng cáo nhằm mục đích “nhắc” khách hàng nhớ đến sản phẩm, cùng với đó giới thiệu những tính năng và công dụng mà sản phẩm đem lại cho khách hàng, thu hút khách hàng mua sản phẩm. Nhu cầu cũng như yêu cầu của khách hàng về sản phẩm ngày càng khắt khe hơn, đòi hỏi người làm quảng cáo phải luôn thay đổi và sáng tạo những nội dung mới giúp sản phẩm luôn nằm trong tệp tìm kiếm ưu tiên của khách hàng.

Truyền thông

Lateral Thinking hỗ trợ ngành truyền thông rất nhiều trong việc truyền tải thông điệp của doanh nghiệp thông qua sản phẩm đến khách hàng. Nội dung truyền tải phải luôn gần gũi, thân thiện để khách hàng nhận diện được thương hiệu của doanh nghiệp. Để đạt được điều đó, cần những ý tưởng mới nhưng không kém phần xu hướng để nhận được sự chú ý cao nhất từ khách hàng.

3 bước để rèn luyện kỹ năng Lateral Thinking

Bước 1: Thực hành Mind – Map

Sơ đồ tư duy là cách tiếp cận hiệu quả để tìm những phương hướng giải quyết mới cho vấn đề. Mind – Map đem lại cái nhìn hài hòa và khái quát nhất về những ý tưởng đang nảy lên trong não bộ của bạn.

Bước 2: Tập luyện sử dụng giác quan

Con người có 5 giác quan chính, tuy vậy khi đối mặt vấn đề thì đa số chúng ta chỉ sử dụng 2 hoặc 3 giác quan để nhìn nhận và giải quyết vấn đề mà bỏ quên đi những giác quan khác. Tận dụng tối đa các giác quan của mình trong tư duy, bạn sẽ trải qua nhiều phát hiện sáng tạo mà chính bạn cũng không ngờ.

Bước 3: Suy nghĩ ngược – tìm câu trả lời sai

Nhiều người sợ hay ngại trong việc đưa ra những câu trả lời sai nhưng một chứng minh từ các nhà khoa học đã chỉ ra rằng những lỗi sai giúp bạn tìm kiếm những ý tưởng mới lạ, độc đáo hơn qua đó đưa đến giải pháp chính xác nhất. Suy nghĩ ngược sẽ phát triển tư duy của bạn theo hướng “bất bình thường” và “lạ đời”, giúp bạn có nhiều hướng đi hơn để lựa chọn.

Với những kiến thức trên, hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về Lateral Thinking. Mong rằng VNGroupers sẽ áp dụng được cách để luyện tập và áp dụng tư duy này.

Loan tin ngay
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận