Phương pháp phòng ngừa dịch đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ lây lan nhanh, điều này thể hiện rõ trong đợt dịch đau mắt đỏ năm 2023 khi nhiều tỉnh/thành trên cả nước đều ghi nhận số trường hợp bị đau mắt đỏ tăng vọt so với cùng kỳ năm trước và xảy ra trong thời gian ngắn. Do đó, mỗi người cần chủ động phòng ngừa bệnh rất quan trọng. Dưới đây là những cách phòng ngừa đau mắt đỏ đơn giản, hiệu quả mà VNGroupers có thể tham khảo để bảo vệ đôi mắt khỏi các tác nhân gây bệnh.

Thực trạng dịch đau mắt đỏ tại Việt Nam

Dịch đau mắt đỏ bùng phát mạnh nhất tại TP Hồ Chí Minh, theo thống kê của Sở Y tế TP, trong 8 tháng đầu năm, tổng số ca bệnh đau mắt đỏ (viêm kết mạc) ghi nhận tại các bệnh viện trên địa bàn TP là 63.309 ca, tăng 15,38% so với cùng kỳ năm ngoái (53.573 ca).

Còn tại Đà Nẵng, chỉ tính riêng tại Bệnh viện Mắt Đà Nẵng, từ ngày 1/1 – 11/9/2023, đã có 22.444 trường hợp viêm kết mạc cấp khám và điều trị tại bệnh viện, trong đó có 11.572 trẻ em chiếm tỷ lệ 51,5%.

Tại Hà Nội, từ đầu tháng 8 bệnh đau mắt đỏ bắt đầu có dấu hiệu lây lan nhanh và tiếp tục tăng số ca mắc trong tháng 9. Tại Bệnh viện Mắt Trung ương những tuần gần đây ghi nhận trung bình mỗi tuần có khoảng 700 trường hợp đau mắt đỏ đến khám…

Phương pháp phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ 

Rửa tay thường xuyên

Một trong những con đường lây lan chủ yếu của vi khuẩn, vi rút gây bệnh đau mắt đỏ là chạm tay vào những vật dụng nhiễm trùng rồi đưa lên mắt? Trong trường hợp này, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, vệ sinh tay bằng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng như nước muối sinh lý, cồn y tế là các phòng ngừa đau mắt đỏ hữu hiệu. 

Thay vỏ gối và ga trải giường

Vỏ gối, ga trải giường là nơi trú ẩn lý tưởng cho nhiều loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh, trong đó bao gồm vi khuẩn, vi rút gây bệnh đau mắt đỏ. Để phòng ngừa nguy cơ bị đau mắt đỏ, bạn nên thường xuyên giặt, phơi vỏ gối và khăn trải giường mới dưới ánh nắng mặt trời.

Vệ sinh khăn cá nhân

Chúng ta sử dụng khăn mặt hàng ngày. Nếu tác nhân gây bệnh đau mắt đỏ bám lên khăn mặt, bạn có nguy cơ rất cao mắc bệnh. Vì vậy, bạn nên thường xuyên giặt và phơi khô khăn mặt dưới ánh nắng mặt trời để phòng chống đau mắt đỏ. Tốt nhất bạn nên vệ sinh khăn mặt ngay sau sử dụng.

Hạn chế chạm tay vào mắt

Thói quen dụi mắt là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị lây nhiễm bệnh viêm kết mạc (trong trường hợp bạn chưa bị bệnh) hoặc lây từ mắt này sang mắt kia (khi bạn đã bị bệnh), nhất là khi bạn không giữ gìn vệ sinh tay tốt. Chính vì thế, ngoài việc rửa tay thường xuyên, các chuyên gia khuyến cáo bạn cũng không nên dụi, sờ, chạm tay lên mắt để tránh nguy cơ mắc bệnh đau mắt đỏ.

Hạn chế dùng chung vật dụng cá nhân như khăn, cọ trang điểm…

Vi khuẩn, vi rút gây bệnh đau mắt đỏ có thể trú ngụ trên bề mặt của nhiều loại vật dụng chúng ta dùng hàng ngày. Đơn cử như khăn mặt, khăn tắm, dụng cụ trang điểm, kính áp tròng hay bất kỳ vật dụng nào có thể chạm vào mắt. Việc không sử dụng chung các đồ vật này với người khác sẽ giúp bạn hạn chế đáng kể nguy cơ nhiễm bệnh đau mắt đỏ.

Hạn chế đeo kính áp tròng để phòng ngừa đau mắt đỏ

Kính áp tròng có thể là một nguồn lây bệnh đau mắt đỏ khi tiếp xúc trực tiếp với mắt. Nếu kính áp tròng không được vệ sinh kỹ lưỡng, tác nhân gây bệnh đau mắt đỏ có thể xâm nhiễm tới mắt bạn. Trường hợp bạn đang đau mắt đỏ, việc đeo kính áp tròng thường xuyên có thể khiến tình trạng nhiễm trùng mắt trầm trọng hơn, nguy cơ làm hỏng giác mạc mắt.

Vệ sinh kính áp tròng sau khi hoặc trước khi sử dụng

Do được đeo trực tiếp vào mắt nên kính áp tròng được xem là một nguồn lây bệnh đau mắt đỏ cần lưu tâm. Tốt nhất, bạn nên hạn chế tối đa việc đeo kính áp tròng nếu không cần thiết.

Tuy nhiên, trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng, tốt nhất bạn chỉ nên dùng một lần rồi vứt bỏ, thay bằng kính mới trong lần sử dụng tiếp theo. Nếu không, bạn hãy vệ sinh và khử trùng kính áp tròng và hộp đựng sạch sẽ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa Mắt. Hãy rửa tay cẩn thận trước khi vệ sinh kính áp tròng. Sau khi vệ sinh xong, bạn hãy bảo quản chúng cẩn thận trong hộp đựng đậy kín.

Không dùng chung hộp/lọ thuốc nhỏ mắt

Người bệnh không sử dụng chung thuốc nhỏ mắt, đặc biệt với người bệnh đau mắt đỏ, nguy cơ lây bệnh rất cao. Vi khuẩn, vi rút đau mắt đỏ có thể bám trên miệng lọ thuốc nhỏ mắt và theo dung dịch thuốc tiếp xúc với mắt của bạn.

Vệ sinh kính mắt/râm

Nếu bạn thường xuyên phải đeo kính hoặc có thói quen đeo kính râm khi ra đường phải thường xuyên vệ sinh kính bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn chuyên dụng để ngăn ngừa nguy cơ tác nhân gây bệnh đau mắt đỏ có thể bám dính trên kính mắt, gây bệnh cho bạn.

Không sử dụng bể bơi chung

Bể bơi công cộng là môi trường dễ lây nhiễm bệnh đau mắt đỏ do vi khuẩn có thể theo dòng nước tiếp xúc với mắt. Nhiều trường hợp, bạn đi bơi về thấy đỏ mắt và cho rằng do nước tiếp xúc nhiều với mắt nên không biết mình bị nhiễm viêm kết mạc. Do đó, để phòng tránh bệnh đau mắt đỏ, bạn hạn chế đi bơi vào mùa dịch. Trong trường hợp gia đình bạn có bể bơi riêng, bạn cũng nên thường xuyên thay nước và khử trùng nước trong bể.

3 cách phòng tránh đau mắt đỏ khi ở gần người bị đau mắt đỏ

Nếu bệnh đau mắt đỏ đang vào mùa dịch hoặc người thân, bạn bè, đồng nghiệp của bạn có biểu hiện đau mắt đỏ, bạn cần thực hiện 3 việc sau để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ nhiễm bệnh:

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm

Rửa tay thường xuyên là cách hữu hiệu giúp bạn phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ. Theo chuyên gia, bạn nên rửa tay bằng xà phòng và nước ấm trong tối thiểu 20 giây. Trường hợp, bạn không có sẵn xà phòng và nước ấm có thể sử dụng dung dịch sát khuẩn chứa ít nhất 60% cồn để rửa tay.

Rửa tay sau khi tiếp xúc với người bị đau mắt đỏ hoặc vật dụng của họ

Sau khi tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh hoặc các vật dụng mà người nhiễm bệnh đã sử dụng như lọ thuốc nhỏ mắt đau mắt đỏ, bạn nên rửa tay kỹ lưỡng. Ngoài ra, bạn cần lưu ý tuyệt đối không chạm tay lên mắt khi chưa được vệ sinh sạch sẽ.

Không dùng chung đồ dùng của người bị nhiễm bệnh

Bạn cũng cần chú ý không dùng chung đồ dùng với người đang bị nhiễm bệnh như: gối, khăn trải giường, thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, khăn tắm, thuốc nhỏ mắt, đồ trang điểm mắt hoặc mặt, cọ trang điểm, kính áp tròng, hộp đựng kính áp tròng hoặc kính mắt hoặc bất cứ đồ dùng nào họ đã tiếp xúc.

Phòng ngừa đau mắt đỏ là việc làm quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của bệnh trong cộng đồng. Mong rằng những cách phòng tránh đau mắt đỏ được chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn bảo vệ tốt hơn cho sức khỏe đôi mắt của mình và những người thân xung quanh

Loan tin ngay
Theo dõi
Thông báo của
59 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Ha Vo
7 tháng trước

Thông tin hữu ích

Trang Trần
7 tháng trước

Thông tin hữu ích

Thanh Hà
7 tháng trước

rất hữu ích

Cường Nguyễn
7 tháng trước

Thông tin hay.

Thuỳ Trang Nguyễn
7 tháng trước

Thông tin bổ ích

Liên Nguyễn
7 tháng trước

<3

Nguyễn Thu Thủy
7 tháng trước

like

Hồng Lê
7 tháng trước

Cảm ơn VNB thông tin hữu ích 👏

Hằng VNG Value
7 tháng trước

Like

Linh Nguyễn HCNS
7 tháng trước

Thông tin bổ ích

Lục Võ
7 tháng trước

<3

Dung Trương
7 tháng trước

cảm ơn đã thông tin

Trà My
7 tháng trước

Nice

Dung Trương
7 tháng trước

cảm ơn đã thông tin

Minh Châu
7 tháng trước

Thông tin bổ ích

Ai Nhung
7 tháng trước

💕 💕

Son Hoang
7 tháng trước

Tuyệt vời

Đăng Chất
7 tháng trước

Tuyệt vời

Dinh Tien
7 tháng trước

Tuyệt vời

Lâm Lê
7 tháng trước

Hay

Ngân Trần Lotus ĐN
7 tháng trước

Hay

Linh Trần
7 tháng trước

👍 👍 👍 👍

Như Ngọc
7 tháng trước

👍 👍

Hải Linh
7 tháng trước

hữu ích

Vân Oanh
7 tháng trước

thông tin hữu ích

Dung Le
7 tháng trước

Hữu Ích

Cuong Nguyen
7 tháng trước

hữu ích

Quốc Tuấn
7 tháng trước

Like

Truc Kim Nguyen
7 tháng trước

Saved

Hiền Vũ
7 tháng trước

thông tin hữu ích